Vai trò của bể cân bằng hồ bơi và nguyên lý hoạt động

Bể cân bằng hồ bơi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành hồ bơi. Đây là chi tiết thiết kế mà tất cả gia chủ hoặc nhà thầu có ý định xây dựng bể bơi cần quan tâm. Vậy vai trò cụ thể của bể cân bằng này là gì? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm bể cân bằng hồ bơi

Bể cân bằng (hay Balance tank) là một chi tiết thiết kế không thể thiếu nằm trong hệ thống cấp thoát nước của hồ bơi. Người ta thường xây dựng chi tiết này song song với bể chính nhưng kích thước nhỏ hơn. Bể cân bằng được kết nối với bể bơi chính bằng hệ thống đường ống dẫn nước. 

Bể cân bằng hồ bơi - Bộ phận quan trọng trong cấu trúc bể bơi

Bể cân bằng hồ bơi – Bộ phận quan trọng trong cấu trúc bể bơi

Vai trò và nguyên lý hoạt động bể cân bằng hồ bơi

Bể bơi cân bằng có vai trò và nguyên lý hoạt động riêng.

Vai trò

Trong cấu tạo của hệ thống cấp – thoát nước hồ bơi, bể bơi cân bằng là nơi lưu thu gom và lưu trữ lượng nước tràn ra từ bể chính hoặc thu nước mặt. Tại bể bơi cân bằng, các loại rác thải như lá cây, bụi bẩn, váng dầu…sẽ bị loại bỏ nhờ có thanh thoát tràn, skimmer.

Nguyên lý hoạt động

Bể bơi cần bằng được cấu thành từ nhiều bộ phận như cổng thu nước máng tràn, cổng bù nước, cổng dẫn nước, máy bơm nước…. Các chi tiết này có sự liên kết chặt chẽ với đường ống dẫn nước của hồ bơi và đóng vai trò riêng trong hệ thống lọc.

Trong quá trình vận hành hồ bơi sẽ phát sinh nhiều loại chất bẩn như cặn lắng, rác thải, lá cây, váng dầu… Bể cân bằng hồ bơi có tác dụng thu gom nước mặt thông qua máng tràn hoặc skimmer để loại bỏ các loại rác thải này.

Sau khi loại bỏ các loại rác thải, máy bơm sẽ hút nước từ bể cân bằng đưa qua bình lọc để làm sạch và khử trùng. Nước đã xử lý làm sạch được dẫn quay trở lại bể chính thông qua máy bơm.

Cách tính dung tích bể cân bằng hồ bơi

Bể cân bằng hồ bơi tuy không chiếm diện tích quá lớn nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Do đó, trong quá trình thi công, gia chủ và nhà thầu cần tính toán dung tích bể cân bằng hợp lý để đảm bảo công năng hoạt động của bể và tiết kiệm chi phí.

Mô phỏng cấu tạo bể cân bằng hồ bơi

Mô phỏng cấu tạo bể cân bằng hồ bơi

Theo quy chuẩn, thể tích bể cân bằng sẽ chiếm khoảng 5 – 10% thể tích hồ bơi chính. Khi tính toán thể tích bể cân bằng, nhà thầu thường dựa vào các yếu tố sau:

  • Khối lượng nước thực tế trong hồ;
  • Kích thước máng tràn thoát nước;
  • Số lượng người sử dụng thực tế;
  • Tốc độ dòng chảy bơm lọc nước nhanh hay chậm.

Dưới đây là công thức tính thể tích bể cân bằng tham khảo:

Vcb = V (hồ bơi chính) x 5 (hoặc 10)% 

Trong đó:

  • Vcb là thể tích bể cân bằng;
  • V (hồ bơi chính) là thể tích hồ bơi chính;
  • X5% đối với hồ bơi gia đình; 
  • X10% đối với hồ bơi công cộng.

Ví dụ: Hồ bơi gia đình có thể tích 500m3 thì Vcb = 500×5% = 25m3

Vệ sinh bể cân bằng đúng cách

Để đảm bảo bể bơi cân bằng vận hành bình thường và cho khả năng sử dụng lâu dài, gia chủ cần tiến hành dọn vệ sinh định kỳ.

Quy trình các bước

Quy trình vệ sinh bể bơi cân bằng gồm các bước sau:

  • Bước 1: Dùng vợt hoặc giá vớt chuyên dụng thu dọn các rác thải trên bề mặt bể cân bằng;
  • Bước 2: Sử dụng chổi, bàn cọ, bàn chà và hóa chất chà rửa xung quanh thành bể và lòng bể nhằm loại bỏ môi trường phát triển của các loại rong rêu;
  • Bước 3: Tháo đi nguồn nước tù động để tiếp nhận và xử lý nước mới.

 Thời gian và chỉ tiêu xét nghiệm 

Trong bể cân bằng luôn cần duy trì một hàm lượng vi sinh có lợi ổn định giúp làm sạch và đảm bảo chất lượng nước. Vì vậy, phải tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm định kỳ để nắm bắt xem vi sinh có phát triển và đủ số lượng hay không? Đặc biệt đối với các hồ bơi phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại.

Thời gian xét nghiệm định kỳ

  • Trước khi đưa vào sử dụng: 1 lần;
  • Sau khi bể bơi bảo trì, sửa chữa hoặc không sử dụng 1 thời gian dài.

Chỉ tiêu xét nghiệm vi sinh hàng tháng

  • Tiêu chuẩn về số lượng khuẩn lạc: Chỉ số tổng thể chất lượng nước của vi khuẩn giúp xác định tình trạng nước có hại hay không? Nếu chỉ số này chiếm tỷ lệ cao thì phải kiểm tra để tiến hành khử trùng nước;
  • Xét nghiệm tiêu chuẩn về các loại vi khuẩn coliforms, e.coli, pseudomonas aeruginosa… Các loại vi sinh này có thể tồn tại trong phân của động vật, phân người hoặc trong đường ống nước. Xét nghiệm định kỳ để đảm bảo chỉ số các loại vi khuẩn này dừng lại ở mức an toàn. Nếu vượt quá định mức, phải có giải pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, bể cân bằng hồ bơi đóng vai trò quan trọng trong kết cấu tổng thể hồ bơi. Thiết kế bể cần bằng hợp lý góp phần đảm bảo chất lượng nước trong hồ. Các chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý khâu thi công, thiết kế để đảm bảo bể cân bằng hoạt động tốt nhất, phát huy được hết công dụng của nó.

Bài viết khác